Công thức delta, delta phẩy chính xác nhất
Công thức delta là kiến thức quan trọng trong chương trình Toán học lớp 9. Nắm vững những công thức này sẽ giúp bạn giải được cái bài toán từ cơ bản đến nâng cao. Đây cũng là kiến thức trọng tâm trong môn học này.
- Công thức số mũ và các quy tắc tính toán cơ bản trong toán học
- Tổng hợp công thức cấp số cộng và phương pháp giải bài tập chi tiết nhất
- Tìm hiểu công thức tính tổng dãy số cách đều và không cách đều chi tiết
- Tổng hợp công thức hằng đẳng thức cơ bản và nâng cao chi tiết nhất
- Tổng hợp công thức cấp số nhân chính xác nhất
Delta là gì trong toán học?
Trong chương trình Toán học lớp 9, công thức đen-ta (ký hiệu Δ) được sử dụng để biểu thị biệt thức trong phương trình bậc hai. Với từng giá trị của delta có thể kết luận được số nghiệm của phương trình bậc hai. Cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Công thức delta, delta phẩy chính xác nhất
- Nếu Δ > 0, phương trình có hai nghiệm phân biệt.
- Nếu Δ = 0, phương trình có một nghiệm kép.
- Nếu Δ < 0, phương trình không có nghiệm thực (vô nghiệm).
Bên cạnh đó, delta còn là ký hiệu cho đường thẳng đối với các lớp toán cao hơn. Ngoài ra, trong bảng chữ cái Hy Lạp delta có ký hiệu là Δ (đối với chữ hoa) và δ (đối với chữ thường).
Phương trình bậc hai một ẩn là gì?
Phương trình bậc hai một ẩn là phương trình có dạng: ax2 + bx + c = 0.
Trong đó:
- a ≠ 0
- a, b là hệ số của phương trình bậc hai
- c là hằng số
- x là ẩn của phương trình
Công thức tính delta của phương trình bậc hai một ẩn
Để giải phương trình bậc hai một ẩn, bạn có thể áp dụng công thức nghiệm sau đây:
- Nếu Δ < 0, phương trình vô nghiệm.
- Nếu Δ = 0, phương trình có nghiệm kép x1 = x2= -b/2a
- Nếu Δ > 0, phương trình có hai nghiệm x1 và x2
Trong phương trình bậc hai một ẩn, công thức tính delta sẽ có dạng như sau:
Ta có phương trình bậc hai: ax2 + bx + c = 0 tính delta Δ = b2 – 4ac.
Trong đó:
- a, b là hệ số với a ≠ 0
- x là ẩn của phương trình
- c là hằng số
Công thức tính delta phẩy trong phương trình
Công thức delta phẩy trong phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 có Δ’ =b’2 – ac. Trong đó b’2 = b/2 (được gọi là biệt thức delta phẩy).
- Nếu Δ’ > 0, phương trình ax2 + bx + c = 0 có hai nghiệm phân biệt.
- Nếu Δ’ = 0, phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm kép: x1 = x2 = -b’/a.
- Nếu Δ’ < 0, phương trình ax2 + bx + c = 0 vô nghiệm.
Tổng quát nghiệm của phương trình bậc hai
Bảng tổng quát về công thức đen-ta và công thức đen-ta phẩy của phương trình bậc hai được tổng hợp chi tiết. Học sinh có thể tham khảo bảng này để biết cách làm và áp dụng vào bài giải môn Toán.
Bài tập áp dụng công thức delta (có đáp án)
Học sinh có thể áp dụng công thức delta để giải các bài tập phương trình bậc 2 một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng công thức tính delta bằng bằng máy để cho ra kết quả chính xác và nhanh chóng hơn. Gợi ý một số bài tập cơ bản giúp bạn có thể ôn tập thực hành áp dụng công thức tính.
Bài tập ví dụ
Bài 1: Giải các phương trình sau
- 6x2 + x + 5 = 0
- 16x2 – 40x + 25 = 0
- x2 – 10x + 21 = 0
Bài 2: Cho phương trình x2 – 6x + m2 – 4m = 0
- Tìm m để phương trình có nghiệm x = 1
- Tìm m để phương trình có nghiệm kép
- Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt
Bài 3: Xác định a, b’, c rồi dùng công thức nghiệm thu gọn giải phương trình: 4x2 + 4x + 1 = 0
Đáp án tham khảo
Bài 1: Đây là dạng bài tập toán điển hình liên quan đến phương trình bậc hai. Bạn có thể áp dụng công thức nghiệm để giải các phương trình.
a. 6x2 + x + 5 = 0
Ta có: Δ = b2 – 4ac = 12 – 4.6.5 = 1 – 120 = – 119 < 0
⇒ Phương trình đã cho vô nghiệm.
b. 16x2 – 40x + 25 = 0
Ta có: Δ’ = b’2 – ac = (– 20)2 – 16.25 = 400 – 400 = 0
⇒ Phương trình đã cho có nghiệm kép:
c. x2 – 10x + 21 = 0
Ta có: Δ’ = b’2 – ac = (– 5)2 – 1 . 21 = 25 – 21 = 4 > 0
⇒ Phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt:
Bài 2: Đây là dạng toán giúp bạn ôn tập công thức tính nghiệm của phương trình.
Gọi phương trình x2 – 6x + m2 – 4m = 0 là (1)
- Với m = 5 hoặc m = -1 thì x = 1 là nghiệm của phương trình (1)
- Với m = 2 ± căn 13 thì phương trình (1) có nghiệm kép
- Với 2 – căn 13 < m < 2 + căn 13 thì phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt
Bài 3: 4x2 + 4x + 1 = 0
Ta có: a = 4, b’ = 2, c = 1
⇒ Δ’ = 22 – 4.1 = 0
⇒ Phương trình có nghiệm kép: x1 = x2 =-2/4=-1/2
Kết luận
Tổng hợp công thức delta kèm theo ví dụ minh họa giúp học sinh hiểu và biết cách áp dụng vào các bài tập Toán. Việc chủ động ôn tập và rèn luyện kiến thức sẽ giúp bạn đạt được thành tích tốt trong môn học.
Nguồn: https://congthuctoan.com
Danh mục: Đại số
Bài viết liên quan
Công thức số mũ và các quy tắc tính toán cơ bản trong toán học
Tìm hiểu chi tiết các công thức số mũ từ cơ bản đến nâng cao với cách giải thích đơn giản. Bao gồm quy tắc tính toán, mối quan hệ với căn thức, logarit và ứng dụng thực tế.
Công thức nghiệm pt bậc 2 và cách giải đơn giản cho học sinh yếu
Tìm hiểu chi tiết công thức nghiệm pt bậc 2 với cách giải đơn giản, dễ hiểu. Bao gồm công thức delta, phân loại nghiệm và phương pháp giải kèm bài tập mẫu có lời giải.
Tổng hợp công thức tổng hiệu và cách tính tổng dãy số cơ bản
Tìm hiểu các công thức tổng hiệu từ cơ bản đến nâng cao trong toán học. Hướng dẫn chi tiết cách tính tổng dãy số, tổng bình phương, cấp số cộng và các dãy số đặc biệt kèm bài tập mẫu.
Tổng hợp công thức hằng đẳng thức cơ bản và nâng cao chi tiết nhất
Tìm hiểu các công thức hằng đẳng thức từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập mẫu. Tổng hợp đầy đủ các dạng hằng đẳng thức quan trọng trong chương trình toán phổ thông.
Công thức logarit cơ bản và nâng cao dành cho học sinh yếu toán
Tìm hiểu các công thức logarit từ cơ bản đến nâng cao với cách giải thích đơn giản, dễ hiểu. Bao gồm công thức log, đạo hàm, tích phân kèm bài tập mẫu và ứng dụng thực tế.
Tổng hợp công thức lũy thừa và áp dụng giải bài tập đơn giản
Tìm hiểu các công thức lũy thừa từ cơ bản đến nâng cao với cách giải thích đơn giản, dễ hiểu. Bao gồm quy tắc, tính chất và bài tập mẫu chi tiết cho học sinh phổ thông.